Sách Thánh Các_tôn_giáo_khởi_nguồn_từ_Abraham

Cả ba tôn giáo này đều đặt thẩm quyền của mình trên các sách thánh, được hầu hết tín đồ xem là lời của Thiên Chúa – vì vậy là thánh và chân xác – cùng với một số sách khác được tôn trọng như là có sự soi dẫn thần thượng.

Do Thái giáo

Kinh thánh của Do thái giáo gồm có Tanakh, chữ viết tắt trong tiếng Hebrew cho các cuốn Ngũ Thư Torah (Luật), Nevi’im (các sách Tiên tri) và Ketuvim (các sách văn chương). Các sách này được bổ sung bởi một bộ các tác phẩm được viết bởi các chức sắc gọi là Talmud. Tanakh, đặc biệt là Torah, trong bản văn Hebrew, được xem là thánh đến từng câu chữ. Mọi dịch thuật đều không được hoan nghênh và cần phải hết sức cẩn thận và kiên nhẫn khi sao chép.

Kitô giáo

Các sách thánh của Kitô giáo là Cựu Ước, không có khác biệt quan trọng nào so với Kinh thánh Hêbrơ, cùng với Tân Ước bao gồm bốn sách Phúc âm viết về cuộc đời và sự day dỗ của Chúa Giê-su, được cho là của các sứ đồ Matthew, Mark, LukeJohn và các sách khác được viết bởi các giáo phụ đầu tiên như Phaolô. Tất cả các sách này được gọi chung là Kinh Thánh Kitô giáo, thường được xem là có sự soi dẫn của Thiên Chúa. Như vậy người Kitô giáo công nhận các giáo lý căn bản của Cựu Ước, đặc biệt là Mười Điều răn. Dù vậy, họ tin rằng cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-su, như được ký thuật trong Tân Ước, soi rọi ánh sáng trên mối tương giao mật thiết giữa Thiên Chúa và loài người - bằng cách nhìn xem tình yêu thương và sự thương xót là lớn hơn các điều luật, bằng cách giảm nhẹ các luật lệ nghi lễ (như kiêng cữ một số thức ăn hoặc các nghi thức thờ phụng) và bằng cách giao cho các sứ đồ của Ngài sứ mạng rao giảng Lời của Thiên Chúa.

Các bản Kinh Thánh được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo là: Bản Kinh Thánh Bảy mươi tiếng Hi Lạp, bản Kinh Thánh Vulgate tiếng Latinh, bản Kinh Thánh King James tiếng Anh và bản Kinh thánh Synodal tiếng Nga.

Ngoài ra còn có nhiều sách khác được viết bởi các cá nhân hoặc bởi các công đồng. Một số giáo hội công nhận các tác phẩm này như là phần bổ sung cho các sách của Kinh Thánh trong khi các giáo hội khác khước từ công nhận chúng.

Hồi giáo

Hồi giáo chỉ có duy nhất một sách thánh, Kinh Qur'an, gồm 114 chương (surat). Cũng theo Kinh Qur'an các chương này được mặc khải cho tiên tri Muhamad bởi thiên sứ trưởng Gabriel và được giữ gìn bởi các môn đồ của Muhamad cho đến khi chúng được biên tập thành một quyển sách duy nhất (không sắp xếp theo thứ tự thời gian) vài thập niên sau khi ông qua đời.

Kinh Qur'an chứa đựng vài câu chuyện lấy từ Kinh thánh Do Thái (chủ yếu trong sura 17, Con cái của Israel), nhiều lần nhắc đến Chúa Giê-xu như là một tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìều điều luật trong Tanakh và Tân Ước không được chấp nhận hoàn toàn nhưng được thay thế bởi các điều luật mà họ tin là được Allah mặc khải trực tiếp cho Muhamad (qua Gabriel).

Giống như người Do Thái giáo, người Hồi giáo xem bản văn tiếng Ả Rập của kinh Qur'an là thánh cho đến từng câu chữ. Cũng như Luật truyền khẩu được thêm vào Kinh Thánh Hêbrơ, Kinh Qur'an được bổ sung bởi Hadith, bộ sách được viết sau này nhằm ký thuật lời giảng của Tiên tri Muhamad. Kinh Hadith giải thích và chi tiết hoá các điều luật trong Kinh Qur'an.

Kinh Hadith và chuyện kể về cuộc đời của Muhamad lập nên Kinh Sunnah, bộ kinh sách bổ sung cho Kinh Qur'an.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, những tín đồ Hồi giáo tự xưng là "Những người thuận phục" qui tụ thành một nhóm mà niềm xác tín trọng tâm là Kinh Qur'an là kinh thánh hợp pháp duy nhất, Kinh Hadith và Sunnah là những tác phẩm không được soi dẫn bởi thần quyền. Quan điểm này đặt họ vào thế đối nghịch với nhiều nhóm Hồi giáo khác, đặc biệt khi họ đem xác tín nền tảng số một của Hồi giáo truyền thống "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và Muhamad là tiên tri của Ngài" ra phân tích và chỉ giữ lại phần đầu "Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất", họ cho rằng phần còn lại là khuyến khích thờ lạy hình tượng.

Mặc Môn

Các tín đồ của Giáo hội Mặc Môn không chỉ tin kinh Tân Ước và Cựu Ước mà còn họ tin Sách Mặc Môn, Giáo Lý & Giao ƯớcTrân Châu Vô Giá là những quyển thánh thư mà góp phần mang phúc âm trọn vẹn của Thiên Chúa đến muôn người.

Liên quan

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham Các tông phái Phật giáo Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 Các tế bào của Yumi Các thánh tử đạo Việt Nam Cục Tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam Cục Tổ chức Cán bộ, Bộ Công an (Việt Nam)